This article is written based on information from sources mentioned at the end.
Bài viết được soạn thảo từ những nguồn thông tin đề cập ở cuối bài. Kéo xuống để đọc bài viết bằng tiếng Việt.
Source: https://riviu.vn/tra-the-gioi
Vietnamese milk tea before the 2000s was a simple homemade drink, sold on street carts or in front of houses. The 80s generation grew up with signs that read “Trà Thế Giới” (World Tea).
From 2000 to 2010, milk tea began to gain popularity with standout brands like Alo Trà, Hot&Cold, and -18 độ. These names bring back memories for 80s and 90s kids of those afternoons after school, sitting in air-conditioned milk tea shops, escaping the scorching heat while chewing on toppings.
By 2011, international milk tea brands, particularly Taiwanese, started entering the Vietnamese market with streamlined franchise models. Their tea has various sweet flavours and a wide range of toppings. Around this time, you couldn’t walk far without encountering a milk tea shop. The central districts were packed with international brands like Gong Cha, KOI Thé, Royal Tea, and The Alley. 2015-2019 marked the “golden age” of sweet, Taiwanese-styled milk tea.
It seemed as though the growth of milk tea was reaching its saturation point, especially when COVID-19 indirectly brought the milk tea craze to a halt. However, in 2022, the ‘strong tea-flavoured’ milk tea trend emerged, driving the market forward once again. Two prominent brands in this category in Vietnam are Phúc Long and Phê La.
Interestingly, this type of tea was already introduced to the market back in 2005 when Phúc Long opened one of its first beverage stores on Mạc Thị Bưởi Street in Ho Chi Minh City. This also marked the brand’s first step into the F&B retail industry, having previously focused only on selling tea and coffee materials.
The pride of Vietnamese-originated ingredients
Phúc Long tea is sourced from two tea hills owned by the brand in Thái Nguyên and Bảo Lộc, renowned tea-growing regions of Vietnam. The brand focuses on traditional manual production methods while continuously improving to create pure-tasting products. To Phúc Long, preserving the tea heritage is also preserving Vietnamese culture.
The founder of Phê La started the brand with the slogan: “We Sell Specialty Oolong Tea.” The brand’s distinctive oolong tea comes from Phước Lạc Farm in Lâm Đồng, Vietnam. Phê La prioritises the original flavour, from the oolong tea buds to the cup of tea delivered to customers.
Distinct Brewing Methods
“Phúc Long brews strong tea in a heated container. Whenever there’s an order, staff will extract the tea concentrate, then use the steam wand of an espresso machine to mix the tea concentrate, sugar syrup, milk powder, and condensed milk,” said Bình, an F&B expert.
Two other methods include:
Using cold-brewed tea to preserve freshness and still using the steam wand to mix the ingredients.
Tea brewed by machine - teapresso.
Strong Tea Flavor Becomes a Unique Vietnamese Taste
While international brands like Gong Cha or KOI Thé are known for their creamy cheese foam or golden pearls on a sweet, milky tea base, Vietnamese specialty milk teas lean towards a strong tea flavor with a slightly bitter note.
Strong tea milk tea is a distinctive feature of the Vietnamese market that is rare to find elsewhere in the world. With its rich flavor, these drinks are often recommended to be served with a specific amount of ice (some can be enjoyed hot), rather than just shaken with ice – shared by an F&B specialist.
Teadee aims to introduce the distinctive strong tea milk tea of Vietnam to international friends. With materials sourced from Vietnam, and using tea concentrate methods, Teadee is on a journey to understand customer preferences in order to develop its products in the best way possible.
Our journey of bringing the essence of Vietnamese tea is set to begin in Auckland, New Zealand.
Source: https://riviu.vn/tra-the-gioi
Trà sữa Việt Nam thời kỳ trước những năm 2000 được pha chế đơn sơ tại gia, bán trên những chiếc xe đẩy lề đường hoặc trước cửa nhà. Những thế hệ 8x lớn lên với những chiếc biển hiệu “Trà Thế Giới.”
Những năm giai đoạn 2000-2010, trà sữa bắt đầu phát triển rộng rãi hơn với những thương hiệu nổi bật như Alo Trà, Hot&Cold, -18 độ. Nhắc đến những cái tên này như mang 8x và 9x về lại với những trưa tan học, ngồi ‘trà sữa máy lạnh’ dưới cái nóng gay gắt và nhai topping.
Đến năm 2011, trà sữa nước ngoài, đặc biệt là Đài Loan du nhập vào Việt Nam dưới mô hình nhượng quyền tinh gọn. Đây là dòng trà với nhiều hương vị ngọt và topping đa dạng. Tầm thời điểm này, cứ đi mấy bước chân sẽ gặp một quán trà sữa. Ở những quận trung tâm tập trung đông đảo những thương hiệu quốc tế lớn như Gong Cha, KOI Thé, Royal Tea, The Alley. Những năm 2015-2019 trở thành “thời hoàng kim” của các loại trà sữa ngọt đậm mang hơi hướng Đài Loan.
Tưởng chừng như sự phát triển của trà sữa đang dần chạm đến điểm bão hòa, đặc biệt là khi Covid ‘quét qua’ gián tiếp chấm dứt sứ mệnh của trà sữa, thì đến 2022, dòng trà sữa ‘đậm trà’ lên ngôi khiến thị trường của món thức uống này tiếp tục tăng trưởng. Hai thương hiệu nổi bật cho dòng trà này tại Việt Nam là Phúc Long và Phê La.
Điều thú vị là, dòng trà này thực chất đã được giới thiệu vào thị trường vào năm 2005 khi thương hiệu Phúc Long mở một trong những của hàng bán đồ uống đầu tiên trên đường Mạc Thị Bưởi (TP. Hồ Chí Minh). Đây cũng đánh dấu bước chân đầu tiên của thương hiệu này vào ngành bán lẻ F&B, thay vì dường lại ở bán nguyên liệu trà và cà phê trước đó.
Trà sữa đặc sản Việt Nam
Trà Phúc Long có nguồn gốc từ hai đồi chè do thương hiệu sở hữu tại Thái Nguyên và Bảo Lộc - những lãnh thổ trà trứ danh của Việt Nam. Nhãn hàng chú trọng sản xuất bằng phương pháp thủ công truyền thống cũng như không ngừng cải tiến để cho ra đời sản phẩm thuần vị. Phúc Long đề cao giá trị: bảo tồn di sản trà cũng chính là bảo tồn văn hóa Việt.
Nhà sáng lập của Phê La bắt đầu thương hiệu với slogan: “Chúng tôi bán Ô Long Đặc Sản”. Trà ô long đặc trưng của thương hiệu này đến từ nông trường Phước Lạc, Lâm Đồng, Việt Nam. Phê La đề cao hương vị nguyên bản từ những búp trà ô long cho đến cốc trà được bán đến tay khách hàng.
Cách pha chế khác biệt.
"Phúc Long dùng trà hãm đặc để trong bình giữ nóng. Mỗi khi có khách order, nhân viên sẽ lấy nước cốt trà ra, sục khí bằng cần sục của máy pha cà phê espresso để đánh tan hỗn hợp gồm cốt trà, syrup đường, bột sữa và sữa đặc", anh Bình (chuyên gia F&B) cho biết.
Hai phương pháp khác bao gồm:
Dùng trà ủ lạnh để giữ trà được lâu và vẫn cần cần sục của máy espresso để đánh tan hỗn hợp.
Trà pha máy - teapresso
Gu đậm trà trở thành phong vị riêng của Việt Nam
Nếu các thương hiệu quốc tế như Gongcha hay Koi Thé nổi tiếng với những món trà kem sữa mằn mặn hay trân châu hoàng kim, trên nền trà thơm mùi sữa và đậm vị ngọt, thì những món trà sữa dùng đặc sản Việt Nam có thiên hướng đậm trà với vị chát nhè nhẹ.
Dòng trà sữa đậm vị là một chất rất riêng của thị trường Việt Nam mà ít nơi đâu trên thế giới có. Và với hương vị đậm đặc, các món thức uống thường được khuyên dùng với lượng đá cố định (một vài món có thể dùng nóng), thay vì chỉ ướp lạnh. - Một bạn chuyên viên F&B cho hay.
Teadee mong muốn mang dòng trà sữa đậm vị đặc trưng của Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. Với nguồn nguyên liệu trà và cà phê từ Việt Nam, và phương pháp ủ lạnh/ đánh nóng cốt trà, Teadee đang trên một hành trình học hỏi thị hiếu khách hàng để có thể phát triển sản phẩm của mình tốt nhất có thể.
Hành trình mang nốt hương trà Việt của tụi mình dự định bắt đầu từ Auckland, New Zealand.